Hiện nay, nền kinh tế Đà Nẵng được xếp vào top những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao tại Việt Nam. Trước sự phát triển không ngừng đó, việc có nhiều cá nhân tổ chức muốn lấn sân vào thị trường Đà Nẵng để thành lập doanh nghiệp kinh doanh hay sản xuất là một điều tất yếu. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ về những quy định, thủ tục thành lập công ty tại Đà Nẵng? Nếu còn băn khoăn, đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết chi tiết các vấn đề pháp lý xoay quanh thủ tục thành lập công ty qua bài viết dưới đây.

Sunday Corp-Tư vấn thủ tục thành lập công ty tại Đà Nẵng 2021

1. Những căn cứ pháp lý bạn cần xem xét khi thành lập công ty:

Điều đầu tiên mà các cá nhân tổ chức cần xem xét là căn cứ pháp lý khi muốn thành lập một công ty. Dưới đây là những văn bản pháp lý bắt buộc cần xem xét. Các văn bản có quy định về phạm vi, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập doanh nghiệp:

  • Luật doanh nghiệp
  • Luật đầu tư ban hành ngày 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
  • Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 78/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 02 về đăng ký doanh nghiệp

2. Điều kiện cần và đủ trong thủ tục thành lập công ty tại Đà Nẵng:

Bước 1. Chọn loại hình công ty:

Chọn loại hình công ty được xem là một trong những bước quan trọng đầu tiên cần xác định trước khi thành lập công ty.

Các cá nhân tổ chức có thể xem xét vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, xem xét số lượng người tham gia vào thành lập công ty để quyết định loại hình. Chẳng hạn như Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty Cổ phần,…

Ngoài ra việc xác định loại hình công ty cũng nên được cân nhắc từ các trợ lý pháp lý của công ty. Như vậy để đảm bảo tính pháp lý cho doanh nghiệp.

Bước 2. Hồ sơ khi làm thủ tục thành lập công ty:

Hồ sơ khi làm thủ tục thành lập công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ. Điều này góp phần đảm bảo quá trình làm thủ tục không bị gián đoạn hay gặp khó khăn, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh. Chẳng hạn như với công ty hợp danh, TNHH hay cổ phần mà các cá nhân tổ chức cần chuẩn bị thêm các giấy tờ quan trọng khác

Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty:

Hồ sơ về đăng ký thành lập công ty có thể được nộp dưới các hình thức chính sau đây:

  • Cá nhân, tổ chức hoặc người được ủy quyền trực tiếp đến các cơ sở, cơ quan phụ trách. Sau đó tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại đó.
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 4. Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty:

Sau khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức sẽ chờ kết quả xét duyệt. Tùy vào hình thức nộp hồ sơ mà thời gian nhận kết có thể giao động từ 5-7 ngày. Ngoài ra, với hình thức đăng ký qua mạng thông tin điện tử có thể là 3 ngày.

Bước 5. Khắc con dấu và công bố mẫu dấu:

Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu là một trong những bước quan trọng cuối cùng không thể thiếu. Nó giúp cho công ty, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

Bước này sẽ được thực hiện sau khi công ty được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở chuyên trách về khắc dấu doanh nghiệp.

Dưới đây là một số quy định về con dấu công ty:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có con dấu cho chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp. Chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp có dấu ban hành cũng cần quy định đi kèm.

Bước 6. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và hoàn thiện thủ tục thành lập công ty:

Đây là bước góp phần hoàn thiện quy trình đăng ký thành lập công ty. Các cá nhân, tổ chức cần công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố được quy định cụ thể tại Điểm 1 và 2 – Điều 32 – Luật doanh nghiệp, bao gồm:

  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)
  • Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Trên đây là toàn bộ thủ tục trong quy trình đăng ký thành lập công ty được cập nhật mới nhất năm 2021. Để nhận thêm thông tin tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

SUNDAY CORP – TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: Tầng 7 | Toà nhà Bộ Kế Hoạch Đầu Tư khu vực miền Trung – 103 Lê Sát, Q. Hải Châu Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.623468 DĐ: 0905.909639

E-mail: sundaycorp.vn@gmail.com

Website: www.danangbusiness.com

Fanpage:www.facebook.com/sundaycorp.vn